BÀI 5. TƯỚC QUYỀN THỪA KẾ

  1. Cơ sở pháp lý
  • Bộ luật dân sự 2015.
  1. Quy định về tước quyền thừa kế

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tínm h mạng người thừa kế khách nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được quyền hưởng;
  4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc; sửa chữa di chúc; huỷ bỏ bi chúc; che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản;

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản nếu người lập di chúc biết về hành vi sai trái nhưng vẫn chỉ định người đó cho hưởng thừa kế.

Ví dụ: ông B có 3 người con là A, B, C. Năm 2019, A Toà án kết án với hành vi đánh đập, ngược đãi ông B. Năm 2020, B mất và có để lại di chúc hợp pháp, trong di chúc B có viết: tất cả toàn bộ tài sản của ông chia đều cho 3 người con là A, B, C. Trong trường hợp này A mặc dù bị kết án về hành vi đánh đập, ngược đãi ông B, tuy nhiên theo di chúc thì B vẫn để lại tài sản cho A vì vậy A vẫn được hưởng di sản ông B để lại.

Để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Số điện thoại: 0989847213

Zalo: 0989847213

Trang web: phuonghoangluat.vn

Facebook: Công ty Luật TNHH Lê Phượng Hoàng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *