- Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật hộ tịch 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;
- Thông tư 04/2020/TT – BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ – CP ngày 15/11/2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
- Nội dung:
Trường hợp được thay đổi tên (Điều 28 Bộ luật dân sự 2015):
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên có gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
Thẩm quyền(khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch 2014):
“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
Như vậy, trường hợp người thành niên là người từ đủ 18 tuổi nên thẩm quyền đăng ký thay đổi hộ tịch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.
Hồ sơ:
- Tờ khai thay đổi hộ tịch theo mẫu;
- Giấy khai sinh;
- Tài liệu, thông tin chứng minh việc thay đổi tên thuộc trường hợp pháp luật quy định;
- Căn cước công dân của người thay đổi tên (Bản sao chứng thực);
- Xác nhận thông tin cư trú của người thay đổi tên;
- Giấy ủy quyền (có công chứng) đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục, trừ trường hợp ủy quyền cho ông, bà, bố, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền. Người được ủy quyền phải xuất trình căn cước công dân khi làm việc tại cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự thủ tục và thời hạn:
- Người thay đổi tên hoặc người ủy quyền thực hiện thủ tục chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc trực tuyến đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện có thẩm quyền.
- Sau thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ trả kết quả, trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn không quá 06 ngày làm việc.
Để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Số điện thoại: 0989847213 – 0772698639
Zalo: 0989847213 – 0772698639
Trang web: phuonghoangluat.vn
Facebook: Công ty Luật TNHH Lê Phượng Hoàng
Trân trọng!!!