Bài 6. THỪA KẾ THẾ VỊ

  1. Cơ sở pháp lý
  • Bộ luật dân sự 2015Thừa kế thế vị là gì? Quy định về thừa kế thế vị tại các văn bản pháp luật
  1. Quy định pháp luật về thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị khi bố/mẹ (ông/bà) chết trước hoặc chết trong cùng thời điểm với ông, bà (cụ) các con, cháu, chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà bố, mẹ (ông, bà) được hưởng khi còn sống.

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người để lại di sản có quyền hưởng phần di sản thừa kế của cha/mẹ cháu nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc chết trong cùng một thời điểm thì chắt của người để lại di sản được hưởng phần thừa kế mà cha/mẹ chắt được hưởng nếu còn sống.

Ví dụ: ông A, bà B là vợ chồng có tài sản chung là 01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 01 nhà hai tầng trên thửa đất đó. Họ có 3 người con chung là C (sinh năm 1985), D (sinh năm 1990), E (sinh năm 1993) . C có vợ là C1 và có con chung là P. Năm 2006, A, B và C gặp tai nạn giao thông và đều mất trên đường đi cấp cứu. Khi chia di sản của A và B để lại là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Khi chia di sản sẽ được chia 3 phần cho D, E và P – sẽ là người nhận phần thừa kế của C gọi là thừa kế thế vị.

Để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Số điện thoại: 0989847213
  • Zalo: 0989847213
  • Trang web: phuonghoangluat.vn
  • Facebook: Công ty Luật TNHH Lê Phượng Hoàng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *